Theo phát biểu của công ty JAC Rectuitment đã và đang phát triển chương trình nhân sự tại 11 quốc gia trên thế giới về số liệu của thị trường lao động Việt nam quý 2 (từ tháng 4-6/2021).
Dịch covid – 19 đã và đang gây ra rất nhiều tác động xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất và các biến động tiêu cực đến nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các quốc gia Châu Á đang có được những bước phục hồi ngoạn mục về nhu cầu tuyển dụng. Nhưng mặt khác, các quốc gia châu Á cũng vẫn chưa khống chế được tình trạng lây lan của dịch bệnh covid – 19 nên ở giai đoạn cuối năm cũng rất khó để đưa ra nhưng dự đoán tích cực cho thị trường giới thiệu nhân sự.
Nhu cầu tuyển dụng tại Việt Nam đã tăng 61% so với cùng kì năm ngoái và tăng 18% so với quý 1 năm nay. Nếu chỉ tính riêng trong khối các doanh nghiệp có liên quan đến Nhật bản thì tình hình tuyển dụng trong khối này đã tăng 70% so với cùng kì năm ngoái và tăng 10% so với quý 1 năm nay.
Nhiều dữ liệu cho thấy, tại thị trường giới thiệu nhân sự và tuyển dụng trong nước đang có khuynh hướng thiếu nguồn nhân sự chất lượng cao nhờ việc hồi phục và phát triển nhanh các mảng như bất động sản, bán lẻ, tài chính, IT, chế tạo. Chính các nhu cầu tuyển dụng gấp để phục vụ cho chiều hướng phát triển mở rộng của các doanh nghiệp đã dẫn đến hiện tượng tăng tới 61% nhu cầu tuyển dụng so với năm ngoái.
Với khuynh hướng tuyển dụng mới, các doanh nghiệp đã xây dựng phương án và cách thức giao việc có nhiều biến đổi cho người lao động. Người lao động chỉ cần tạo ra kết quả công việc và giá trị cho doanhn nghiệp mà không cần phải đến công ty hàng ngày. Chính vì vậy, yêu cầu tuyển dụng cũng tăng thêm điều kiện, người lao động có kinh nghiệm làm việc với tổ chức theo hình thức online hay không?
Doanh nghiệp khi tuyển dụng, để tìm được ứng viên thích hợp cũng tăng cường thêm các bài kiểm tra năng lực bên cạnh phương pháp phỏng vấn truyền thống. Nếu thông qua các dịch vụ cho thuê lại lao động, cần nêu rõ yêu cầu trước khi sử dụng.
Để thích ứng với những biến đổi của môi trường kinh doanh do các tác động của dịch bệnh, doanh nghiệp cũng đang xây dựng lại cơ cấu lương cho người lao động. Bên cạnh việc cố gắng giảm thiểu chi phí cố định như lương và phụ cấp cứng thì sẽ tăng tỷ lệ lương sản phẩm, lương doanh thu để tạo động lực phát triển cho cả doanh nghiệp và người lao động.
Trong nửa đầu năm nay, các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch tìm kiếm nguồn nhân lực lớn nằm trong khối chế tạo, xây dựng, bán buôn, bán lẻ, thương mại xuất nhập khẩu, vận chuyển. Nhưng cũng có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang cố gắng tìm giải pháp tháo gỡ để cải thiện tình hình kinh doanh do dịch bệnh bùng phát lan rộng.
Trước đây, tỷ lệ người lao động chuyển việc từ công ty cũ sang công ty mới thường với nguyện vọng gia tăng thu nhập. Xu thế mới hiện nay là người lao động đã nhìn nhận thêm các yếu tố về tiềm lực, văn hóa, tương lai phát triển, tính ổn định và khả năng học hỏi tạị doanh nghiệp trước khi ứng tuyển.
Theo thông tin điều tra thực tế, có đến 70% người lao động sẽ nghỉ việc nếu không nhìn thấy cơ hội phát triển tại công ty đó. Vì vậy, các doanh nghiệp để giữ được nhân sự cũng cần có những đối sách về lương, đãi ngộ và đào tạo để thích ứng với nhu cầu mới của người lao động trong giai đoạn tới.