Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng nghe tới thuế thu nhập cá nhân nhưng không phải ai cũng hiểu về loại thuế này và cách tính thuế như thế nào. Hôm nay Hrv sẽ chia sẻ các kiến thức mà Hrvjob đã tổng hợp được để mọi người có cái nhìn tổng thể về loại thuế TNCN này
Thuế thu nhập cá nhân là gì ?

Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu, tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ đi các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh. Theo đó, Thuế TNCN không đánh vào các cá nhân có thu nhập thấp vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình. Đối tượng nộp thuế TNCN bao gồm các cá nhân cư trú và không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế.
Đối tượng và cách xác định thu nhập chịu thuế TNCN

Đối tượng nộp thuế TNCN ở Việt Nam
Đối tượng nộp thuế TNCN ở Việt Nam bao gồm:
- Cá nhân cư trú và có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và/hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập
- Cá nhân không cư trú nhưng có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập
Cách xác định cá nhân cư trú và không cư trú:
Cá nhân cư trú là cá nhân có đủ một trong các điều kiện sau:
- Cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam
- Cá nhân có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam
- Cá nhân là người nước ngoài được cấp Thẻ thường trú
- Cá nhân thuê nhà tại Việt Nam với hợp đồng trên 183 ngày/ năm
Cá nhân không cư trú là cá nhân không đáp ứng các điều kiện trên.
Cách xác định thu nhập chịu thuế đối với cá nhân cư trú và không cư trú
Đối với cá nhân cư trú và không cư trú sẽ có cách xác định thu nhập tính thuế khác nhau, cụ thể:
- Đối với cá nhân không cư trú : Thu nhập chịu thuế đối với cá nhân không cư trú là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập
- Đối với cá nhân cư trú : Thu nhập chịu thuế phát sinh trong và/hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.
Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân
Thu nhập chịu thuế TNCN gồm các loại thu nhập sau, trừ đi thu nhập miễn thuế:
Thu nhập từ kinh doanh
Thu nhập từ kinh doanh không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/ năm trở xuống.
Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiền lương, tiền công chịu thuế TNCN bao gồm tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, trợ cấp.
Các khoản phụ cấp, trợ cấp được loại trừ khi đóng thuế TNCN gồm:
- Phụ cấp, trợ cấp người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
- Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực
- Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội
- Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
- Trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ
Thu nhập từ đầu tư vốn
Thu nhập từ đầu tư vốn chịu thuế TNCN bao gồm tiền lãi cho vay, lãi cổ phần, thu nhập từ đầu tư vốn khác ngoại trừ trái phiếu chính phủ
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn thuộc diện chịu thuế TNCN gồm : Chuyển nhượng phần vốn trong các trong các tổ chức kinh tế, chuyển nhượng chứng khoán và thu nhập từ các hình thức chuyển nhượng vốn khác.
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
Thu nhập từ trúng thưởng
Thu nhập từ bản quyền
Thu nhập từ nhượng quyền thương mại
Thu nhập từ nhận thừa kế
Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
Thu nhập từ nhận quà tặng
Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
Xem thêm về các khoản thu nhập chịu thuế.
Các khoản miễn thuế thu nhập cá nhân

Sau đây là các khoản miễn thuế được trừ ra trước khi tính thuế TNCN:
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau
- Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất
- Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất
- Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau
- Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường
- Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất
- Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
- Thu nhập từ kiều hối
- Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật
- Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả
- Thu nhập từ học bổng
- Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luậtThu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật
- Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận
- Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Các khoản giảm trừ khi đóng thuế TNCN

Các khoản giảm trừ là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế TNCN. Giảm trừ khi đóng thuế TNCN được chia làm 4 nhóm sau đây:
Giảm trừ gia cảnh
Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế TNCN cho cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công.
Mức giảm trừ gia cảnh
Trước ngày 01/07/20210 mức giảm trừ
Đối tượng | Mức giảm trừ gia cảnh |
Mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế | 9 triệu / tháng |
Mức giảm trừ cho người phụ thuộc | 3,6 triệu / tháng / 1 người phụ thuộc |
Từ ngày 01/07/2020 mức giảm trừ
Đối tượng | Mức giảm trừ gia cảnh |
Mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế | 11 triệu / tháng |
Mức giảm trừ cho người phụ thuộc | 4,4 triệu / tháng / 1 người phụ thuộc |
Cách tính giảm trừ gia cảnh
Mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân
– Người nộp thuế có thu nhập tiền lương, tiền công từ nhiều nơi (tính đủ trong tháng) thì người nộp thuế chỉ được chọn một nơi để tính giảm trừ cho bản thân.
VD : Anh A ký hợp đồng lao động với 2 công ty (đều là hợp đồng trên 3 tháng) thì anh A chỉ được chọn 1 trong 2 nơi để tính giảm trừ cho bản thân.
– Trong năm tính thuế người nộp thuế chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ chưa đủ 12 tháng thì khi quyết toán thuế sẽ được giảm trừ đủ 12 tháng. – Đối với người nước ngoài được xác định là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ cho bản thân từ tháng 1 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế.
Mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
– Người nộp thuế được giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế người phụ thuộc.
-Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế.
Giảm trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc
Người nộp thuế được trừ vào thu nhập chịu thuế các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
Vi dụ : Công nhân A đang làm việc tại công ty Hrv, mứng lương tham gia đóng bảo hiểm bắt buộc là 5.5tr/ tháng.
Mỗi tháng công ty sẽ trích 32% để nộp lên BHXH là : 5,5tr x 32% = 1.760.000 đ.
Trong đó phần trích vào lương của công nhân A là 10,5% tương ứng: 10,5% x 5.500.000 = 577.500 đ . Như vậy, Công nhân A được giảm trừ là 577.500 đ.
Giảm trừ các khoản đóng bảo hiểm, hưu trí tự nguyện
Người nộp thuế được trừ các khoản đóng quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá 01 triệu đồng 1 tháng trên người.
Các khoản đóng góp vào Quỹ từ thiện, Quỹ nhân đạo, Quỹ khuyến học
– Các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được trừ vào thu nhập chịu thuế đối với tiền lương, tiền công trước khi tính thuế của người nộp thuế là cá nhân cư trú.
– Các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học phát sinh năm nào được trừ vào thu nhập chịu thuế năm đó, nếu trừ không hết thì không được trừ vào thu nhập chịu thuế năm tiếp theo.
– Mức giảm trừ tối đa không vượt quá thu nhập tính thuế từ tiền lương tiền công của người nộp thuế năm phát sinh các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Cách tính thuế TNCN

Mỗi khoản thu nhập phải nộp thuế sẽ có mức thuế suất khác nhau. Sau đây Hrvjob sẽ hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân trong một số trường hợp cụ thể nhất.
Cách tính thuế TNCN cho lao động thời vụ, lao động thử việc, lao động dưới 3 tháng: Cách tính thuế TNCN cho lao động thời vụ mới nhất năm 2021 (hrvjob.com).